Cách đạt điểm tối đa trong kỳ thi năng lực tiếng Nhật JLPT

23
Nguyễn Thị Thanh viết gần 7 năm trước

1. Cách phân bố thời gian

Đã bao giờ trong phòng thi JLPT các bạn thấy thời gian trôi quá nhanh và phần lớn các câu hỏi thì mình đều chưa chắc chắn hoặc chưa trả lời không. Điều đó hẳn là rất quen thuộc với nhiều người, cho dù thi bao nhiêu đợt đi chăng nữa. Nếu không có một chiến thuật phân bố thời gian cho phù hợp thì dù kiến thức bạn tốt nhưng vẫn có thể bị thiếu thời gian và không hoàn thành được như ý của mình do tập trung quá lâu vào một câu hỏi nào đó. Mới đây mình mới tìm thấy một trang web hướng dẫn phân bổ thời gian trong bài thi JLPT từ từ vựng đến phần đọc. Vì trang web bằng tiếng Anh nên mình xin phép được dịch lại cho các bạn tham khảo:

Chi tiết mọi người tham khảo ở đây nhé!

Mỗi bài thi cho từng cấp độ được chia khác nhau với số lượng câu hỏi mỗi phần khác nhau. Vậy nên tác giả sẽ phân tích từng cấp độ từ N5-N1. Xin hãy lưu ý rằng đây chỉ là phân bổ thời gian có tính tương đối, bạn nên điều chỉnh thời gian này phù hợp tùy vào khả năng và thế mạnh của mình trong mỗi bài thi ngữ pháp, từ vựng và đọc hiểu. Vì phân bổ thời gian là không cần thiết cho phần thi nghe nên phần thi này sẽ không được đề cập tại đây.

JLPT N5

N5 cho bạn khá nhiều thời gian để trả lời các câu hỏi trong bài thi. Ở trình độ này, bạn không cần phải vội trả lời câu hỏi, tuy nhiên cũng đừng nên dừng ở một câu hỏi quá lâu. N5 được chia làm 3 phần: Từ vựng, Ngữ pháp và đọc, nghe.
Phần Từ vựng: 25 phút, 3 phút để kiểm tra lại (22 phút làm bài)
alt text
Phần Ngữ pháp và đọc hiểu: 50 phút, 2,5 phút để kiểm tra lại (47,5 phút làm bài)
alt text
Đọc hiểu
alt text
Những số trong ngoặc là số câu hỏi có trong mỗi phần thi. Mỗi phần đều có để lại một chút thời gian để bạn kiểm tra lại đáp án xem khoanh đã đúng chưa hay tròn trịa vào ô đã chọn chưa.

JLPT N4

Bài thi N4 khiến bạn phải tăng tốc hơn một chút, bạn sẽ phải giữ nhịp thời gian rồi đó, nếu làm nhanh bạn vẫn có thời gian để xem lại một số câu hỏi bạn còn phân vân hoặc chưa trả lời. Phần thi từ vựng có thêm phần Cách dùng từ. Bài thi N4 vẫn chia làm 3 phần như N5, có 30 phút cho phần thi từ vựng và 60 phút cho phần thi đọc và ngữ pháp.

Từ vựng: 30 phút, 4 phút để kiểm tra lại (26 phút làm bài)
alt text
Phần Ngữ pháp và đọc hiểu: 60 phút, 4 phút để kiểm tra lại (46 phút làm bài)
alt text
Đọc hiểu
alt text
Những số trong ngoặc là số câu hỏi có trong mỗi phần thi. Mỗi phần đều có để lại một chút thời gian để bạn kiểm tra lại đáp án xem khoanh đã đúng chưa hay tròn trịa vào ô đã chọn chưa.

JLPT N3

Mọi thứ bắt đầu tăng tốc bắt đầu từ bài thi N3. Đây là cấp độ cuối cùng mà bài thi được chia làm 3 phần riêng biệt với 2 lần nghỉ ở giữa. Phần bài đọc sẽ yêu cầu bạn phải suy nghĩ logic hơn và bạn phải đọc và trả lời các câu hỏi với một tốc độ tốt, bạn không cần phải phá kỉ lục làm nhanh gì cả, đơn giản hãy giữ vững mốc thời gian cho từng phần thi. Bạn sẽ vẫn có 30 phút cho phần từ vựng và có thêm 10 phút ở phần thi đọc hiểu và ngữ pháp nên phần thi này sẽ kéo dài 70 phút.

Từ vựng: 30 phút, 4 phút để kiểm tra lại (26 phút làm bài)
alt text
Phần Ngữ pháp và đọc hiểu: 70 phút, 4 phút để kiểm tra lại (66 phút làm bài)
alt text
Đọc hiểu
alt text
Những số trong ngoặc là số câu hỏi có trong mỗi phần thi. Mỗi phần đều có để lại một chút thời gian để bạn kiểm tra lại đáp án xem khoanh đã đúng chưa hay tròn trịa vào ô đã chọn chưa.

JLPT N2

Than phiền nhiều nhất về bài thi N2 là bạn có vẻ không thể có đủ thời gian để trả lời các câu hỏi. Bài thi sẽ yêu cầu bạn phải là người đọc có tốc độ. Điều này chỉ thực hiện được khi bạn có một lượng Kanji và từ vựng tốt, điều đó sẽ giúp cho bạn đọc nhanh qua các câu hỏi từ vựng và phần kanji nhanh chóng cũng như đọc đoạn văn nhanh hơn. Bài thi N2 sẽ có 2 phần Từ vựng – Ngữ pháp – Đọc hiểu và Nghe. Giữa 2 phần thi có một thời gian nghỉ. Phần thi đầu tiên kéo dài trong 105 phút và phần thi thứ hai là 50 phút. JLPT N2 yêu cầu bạn phải kiểm soát và phân phối thời gian tốt.

Từ vựng – Ngữ pháp – Đọc hiểu : 105 phút, 5 phút để kiểm tra lại (100 phút làm bài)
alt text
Ngữ pháp
alt text
Đọc hiểu
alt text
Những số trong ngoặc là số câu hỏi có trong mỗi phần thi. Mỗi phần đều có để lại một chút thời gian để bạn kiểm tra lại đáp án xem khoanh đã đúng chưa hay tròn trịa vào ô đã chọn chưa.

JLPT N1

Bài thi N1 là bài thi ở cấp độ cao nhất và sẽ yêu cầu khả năng đọc hiểu cũng như nghe hiểu tiếng Nhật của bạn tới giới hạn cao nhất. Bạn buộc phải học cách đọc lướt đoạn văn, tổng hợp các ý bạn vừa đọc một cách nhanh chóng. Hiểu rõ và nhớ sâu Kanji là cách để bạn có thể thực hiện được những điều trên. Bài thi N1 sẽ có 2 phần Từ vựng – Ngữ pháp – Đọc hiểu và Nghe. Giữa 2 phần thi có một thời gian nghỉ. Phần thi đầu tiên kéo dài trong 110 phút và phần thi thứ hai là 60 phút. JLPT N1 yêu cầu bạn phải kiểm soát và phân phối thời gian cực kì tốt.

Từ vựng – Ngữ pháp – Đọc hiểu : 110 phút, 7 phút để kiểm tra lại (103 phút làm bài)
alt text
Ngữ pháp
alt text
Đọc hiểu
alt text
Những số trong ngoặc là số câu hỏi có trong mỗi phần thi. Mỗi phần đều có để lại một chút thời gian để bạn kiểm tra lại đáp án xem khoanh đã đúng chưa hay tròn trịa vào ô đã chọn chưa.

Hãy chuẩn bị tốt:
Nếu bạn định thi những trình độ cao như N2, N1 bạn nhất định nên có một đồng hồ đeo tay Tốt nhất là dạng hiện số thay vì hiện kim, bởi vì 1-2 phút cũng rất quan trọng, với đồng hồ kim có thể bạn sẽ không phân biệt được một vài phút khác nhau là mấy, trong khi từng giây ở bài thi cũng rất quý giá.

Tuy nhiên, không chỉ việc phân chia thời gian làm bài là quan trọng mà phân chia thời gian học ngay từ bây giờ cũng quan trọng không kém nhé. Làm việc gì cũng nên lập kế hoạch và thực hiện theo kế hoạch đó thì tỉ lệ thành công sẽ cao hơn.

Phân chia thời gian ôn tập một cách hợp lý
Hán tự, Từ vựng, Ngữ pháp, Đọc hiểu, Nghe hiểu, mỗi phần thi đều có những điểm cần chú trọng riêng. Các bạn phải biết cách cân bằng thời gian và tâm trí của mình đối với từng phần, sắp xếp khung thời gian học khác nhau cho mỗi phần học và phải nhớ đừng dành quá nhiều thời gian vào việc ôn tập một phần thi cụ thể nào nhé!
Luyện giải đề hằng ngày
Việc luyện giải đề vô cùng hữu ích giúp ta nhớ lâu và cũng rèn luyện được việc căn giờ tốt. Nhớ là phải làm theo đúng thời gian đấy nhé.
Nghe đúng theo tốc độ của máy
Trước khi nghe vào bài mình khuyên mọi người nên tìm hiểu các dạng bài nghe và một số mẫu câu luôn đi với nhau, như vậy bài nghe sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Nghe đi nghe lại cũng là 1 cách tốt để luyện khả năng nghe của mình tốt hơn.
Học thành tiếng
Khi học kanji thì chúng ta nên đọc to thành tiếng thì có thể nhớ cách đọc của từ đó dễ hơn, có thể nghe băng và nói theo băng ngay sau đó. Tuy nhiên khi làm bài đọc hiểu, đọc thành tiếng lại làm giảm tốc độ đọc của chúng ta và gây cản trở khi gặp phải 1 từ khó mà ta không biết, vì vậy đọc hiểu thì tốt nhất các bạn đọc lướt thật nhanh để nắm được thông tin ngay.
Sử dụng thẻ flash
Việc sử dụng thẻ flash giúp ta nhớ nhanh có thể áp dụng học từ vựng, chữ Hán và ngữ pháp rất hiệu quả. các bạn có thể tự tạo flash cho mình học sẽ tốt hơn, hiện tại mình đang dùng Quizlet để học, các bạn có thể dùng thử.
Ngủ đủ giấc trước khi tham gia bài thi
Ngủ đủ giấc khiến tinh thần thoải mái, tỉnh táo làm bài thi sẽ hiệu quả hơn.
Nghiên cứu cho đến phút cuối cùng
Cho dù còn 1 phút thì bạn vẫn nên tập trung 100% tinh thần làm bài hoặc tranh thủ xem lại những câu chưa làm được hoặc chưa chắc chắn.

2. Mẹo hay làm đề thi theo từng phần

Đọc hiểu

“Đọc hiểu” là phần thi quan trọng trong tất cả các kỳ thi của bất cứ ngôn ngữ nào. Riêng với tiếng Nhật, với những đặc thù như chữ Hiragana, Katakana kết hợp với Kanji, ngữ pháp phức tạp, dễ gây hiểu lầm,.. “Đọc hiểu” là một thách thức không nhỏ đối với người học và dự thi.

Mẹo 1:

[Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới]
Rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Hầu hết các trường hợp nếu đọc qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Bạn hãy đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới xem sao nhé!

Mẹo 2:

[Cần xem kỹ nội dung nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là…hay sao?”]
“Chẳng phải là A hay sao?” là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”

Ví dụ: Anh ấy vẫn tươi cười nhưng thật sự thì chẳng phải là anh ta cũng đang rất đau khổ đấy hay sao?
→ Tôi nghĩ là anh ấy đang rất đau khổ.

Chính cách nói chừng mực ấy đã chứa đựng quan điểm, ý định thực sự của tác giả.

Tất nhiên, câu hỏi trong đề thi cũng thường liên quan đến nội dung đó.

Mẹo 3:

[Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.]
Sao tác giả phải thay đổi cả mạch văn bằng từ “tuy nhiên” như vậy?
Nếu hỏi tại sao thì bởi vì dù có làm thay đổi mạch văn nhưng nội dung cần trình bày vẫn thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Chính vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là nội dung chính (đáp án đấy)

Mẹo 4:

[Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) trước khi đọc. Hiểu được chủ đề đoạn văn, khả năng lý giải sẽ tốt hơn]
Khi đọc một đoạn văn nào đó thì giữa ‘đọc mà không biết chủ đề’ với ‘đọc mà biết rõ chủ đề’, cái nào sẽ dễ hiểu hơn?
Đương nhiên là ‘đọc mà biết rõ chủ đề’ sẽ dễ dàng hiểu được nội dung đoạn văn hơn rồi.
Trước khi đọc toàn bài, nếu đọc qua những thông tin mấu chốt trước sẽ hiểu được đại khái nội dung đoạn văn trước khi đọc câu hỏi.
Đọc phần mấu chốt đoạn văn chỉ khoảng 1 hoặc 2 giây thôi. Chỉ cần như thế, khả năng lý giải vấn đề sẽ được cải thiện.

Mẹo 5:

[Mục đích của đọc hiểu là nắm được chính xác quan điểm, ý kiến của tác giả]
Mục đích đọc hiểu chính là hiểu đến cùng điều tác giả muốn nói.
Vì vậy, nhất định phải xem kỹ phần nội dung thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Đặc biệt là đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.

Mẹo 6:

[Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ]
Định nghĩa ngôn từ thường khởi đầu để triển khai chặt chẽ những nội dung tiếp theo cũng như chính suy nghĩ của tác giả.
Cả người viết những đoạn văn như thế cũng phải chú ý kỹ đến cách định nghĩa ngôn từ.
Có cách định nghĩa theo từ điển, nhưng cũng có cách định nghĩa theo ý tác giả. Đương nhiên là cái nào cũng quan trọng cả.
Khi làm bài đọc hiểu cũng cần những gợi ý như vậy.

Mẹo 7:

[Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó]
Diễn đạt bằng ví dụ là cách diễn đạt gián tiếp.
Vì thế, nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả.
Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, thì nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.

Mẹo 8:

[Từ được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa. Nên xem kỹ nội dung câu văn chứa từ khóa.]
“Từ” được lập lại nhiều lần chính là “từ” mà lúc nào tác giả cũng nghĩ đến.
Tức là từ khóa trong suy nghĩ của tác giả.
Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa (giải thích suy nghĩ của tác giả), hoặc là quan điểm của tác giả.
Nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế.

Mẹo 9:

[Câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án]
Các bạn khi gặp câu hỏi đúng sai thì có thể đưa ra câu trả lời ngay không?
Câu hỏi đọc hiểu của 1kyu thì không đơn giản kiểu như có thể trả lời ngay được.
Dù có vội vã đưa ra đáp án cũng rất dễ sai.
Khi đó, ngược lại nên chú ý vào phần nội dung trình bày sai không phải là đáp án.
Còn lại lựa chọn khác với nguyên văn, hiển nhiên sẽ là đáp án (phương pháp loại suy)

Mẹo 10:

[Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau]
Liên từ là từ biểu thị quan hệ ý nghĩa (quan hệ có logic) giữa đoạn văn sau với đoạn văn trước.
Vì vậy, khi làm bài đọc hiểu dạng điền liên từ, cần nắm bắt chính xác nội dung 1 cách logic của đoạn văn trước và sau.
Là phương pháp đọc lướt qua nhưng nếu làm triệt để cách này sẽ là giải quyết được dạng câu hỏi như thế này.

Mẹo 11:

[Nếu gặp cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B]
Tác giả đang định nhắn đến người đọc quan điểm của chính mình bằng nhiều cách.
Một trong số đó là những cách diễn đạt như: ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’
Tóm lại, tùy vào cách so sánh với A sẽ làm nổi bật B chính là quan điểm của tác giả.
Nghĩa là, quan điểm tác giả được thể hiện hết trong B. Phần này cũng nên xem kỹ.

Mẹo 12:

[Nếu lặp lại nhiều lần cách diễn đạt cùng một nội dung thì đó là trọng tâm quan điểm của tác giả. Cũng nên xem kỹ]
Trong đoạn văn cũng có khi gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội dung tác giả đang đề cập thì giống nhau”
Cho dù thế nào thì tác giả cũng muốn người đọc hiểu được nội dung chủ yếu về quan điểm của mình
Chính vì vậy, tác giả sẽ giải thích dưới nhiều góc độ để người đọc hiểu được những gì mình muốn trình bày.
Và thế là những chuyện giống nhau sẽ được tác giả trình bày bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau.
Tóm lại, đều là nội dung rất quan trọng. Nên phải xem kỹ.
Link tham khảo tại đây

Từ vựng - Chữ Hán & Ngữ pháp

Từ vựng chữ Hán các bạn không được vội, nhưng vẫn phải làm thật nhanh. Điểm mẫu chốt ở đây là cẩn thận, nhìn kỹ nét chữ vì chỉ cần bạn nhìn nhầm 1 nét thôi là có thể chọn sai đáp án, hoặc trường âm cũng vậy rất dễ nhầm.
Mẹo nha: Kanji có âm Hán Việt tận cùng là ~NG, ~NH -> có trường âm.

Hán Việt Chữ Hán Hiragana
TRUNG QUỐC 中国 ちゅうごく
HIỆU TRƯỞNG 校長 こうちょう
ƯU TIÊN 優先 ゆうせん

Tuy nhiên có 1 số trường hợp đặc biệt thì không còn cách nào khác là học thuộc lòng.
Ngữ pháp thì cần đọc hiểu câu để hiểu được ngữ cảnh. Tuy nhiên có 1 số câu có thể trả lời nhanh khi có các mẫu luôn đi với nhau các bạn cần chú ý.
Với bài sắp xếp từ trong câu, các bạn có thể sắp xếp từ cuối lên, chú ý đến các từ luôn đi cùng nhau theo cấu trúc ngữ pháp.
Bài điền từ, cần chú ý đến đoạn trước và sau chỗ điền vì câu sau liên quan dến câu trước và được nối bởi từ đó.

Nghe hiểu

Bài 1 thường hỏi xem người con trai hoặc con gái sẽ làm gì ngay sau đây, chú ý đến các từ: まず、このあと và quan trọng là nghe xem họ hỏi người con trai hay con gái nha.
Bài 2 cần chú ý vào các từ hỏi như: ai, ở đâu, cái gì, khi nào, tại sao, phương pháp cách thức.
Bài 3 vì sau khi kết thúc đoạn hội thoại mới đọc câu hỏi nên việc hiểu được nội dung đoạn hội thoại là rất cần thiết. Những phần không liên quan đến câu hỏi thì không cần quan tâm, phần quan trọng thì hãy nghe thật kỹ.
Bài 4 là dạng câu hỏi khi cần làm 1 việc gì đó thì sẽ phải nói gì.
Bài 5 là dạng khi được hỏi 1 câu thì phải trả lời như thế nào. Phần này cần phản xạ nhanh, lựa chọn ngay câu trả lời để chuyển sang câu sau. Chú ý âm điệu của câu, kính ngữ... kiến thức rất đa dạng.

Tất cả trên đây là những gì mình thu thập và cũng qua kinh nghiệm tích lũy muốn chia sẻ đến mọi người. Chúc mọi người đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
皆さん、合格出きるね!

3. Các link tham khảo

  1. http://jlptbootcamp.com/2011/06/jlpt-time-time-management-for-the-test/
  2. http://huongminh.edu.vn/kien-thuc/12-meo-thi-doc-hieu-tieng-nhat/
Bình luận


White
{{ comment.user.name }}
Hay Bỏ hay
{{ comment.like_count}}
White

Nguyễn Thị Thanh

28 bài viết.
2 người follow
Kipalog
{{userFollowed ? 'Following' : 'Follow'}}

  Cùng một tác giả


{{like_count}}

kipalog

{{ comment_count }}

Bình luận


White
{{userFollowed ? 'Following' : 'Follow'}}
28 bài viết.
2 người follow

 Đầu mục bài viết

 Cùng một tác giả