Bạn có chắc chắn muốn xóa bài viết này không ?
Bạn có chắc chắn muốn xóa bình luận này không ?
Chúng ta thường hay nghe đến những nguyên nhân khiến dự án thất bại như sau :
Còn nhiều nguyên nhân khác nữa.
Tuy nhiên, nếu suy xét đến cùng thì đó cũng chỉ là các hiện tượng, "phần ngọn" mà thôi. Gốc rễ của những hiện tượng trên là việc chúng ta đã hiểu sai ý của khách hàng, hoặc là khách hàng đã không nhìn thấy được ý định của chúng ta.
Tôi tạm gọi đó việc đó là "không xây dựng được ý hiểu chung giữa các bên".
Để đưa dự án tới thành công, việc cần làm chỉ là "xây dựng được ý hiểu chung". Nói cách khác là cho dù chúng ta có team mạnh, PM kinh nghiệm, mà không tạo được "ý hiểu chung" với khách hàng thì dự án sẽ thất bại.
Thời điểm mấu chốt để xây dựng "ý hiểu chung" là lúc khởi tạo dự án. Những việc cần làm ở thời điểm này rất quan trọng.
Nếu không được thực hiện cẩn thận, sự sai khác trong ý hiểu sẽ càng ngày càng lớn.
Vấn đề rất hay gặp trong dự án thực tế là: đến gần giữa hoặc cuối dự án thì khách hàng hoặc phía đội dự án phát sinh câu hỏi "tại sao không nói ngay từ đầu?"
Để tránh việc này, thì trước buổi triển khai dự án, PM cần xác nhận với khách hàng những nội dung mang tính chất phương châm. Ví dụ như: "chúng tôi hiểu như thế này, có đúng với phương hướng bạn muốn không", hay như "bạn có nghi vấn điều gì không". Mục đích là để chắc chắn rằng suy nghĩ của đội dự án đang đúng hướng cùng với suy nghĩ của khách hàng.
Tâm lý chung của PM cũng như đội dự án là thường muốn triển khai nhiều hơn, chốt nhiều vấn đề hơn. Nhưng ban đầu thường sẽ có rất nhiều vấn đề chưa thể chốt được.
Cũng chính vì thế, cả hai bên cùng phải hiểu rõ rằng những vấn đề chưa chốt cũng quan trọng không kèm gì những vấn đề đã chốt.
Chắc rằng, bạn cũng hay gặp những phàn nàn kiểu như: "giải thích thế rồi mà không hiểu", hay như "cái này đã nói rồi mà bây giờ vẫn hỏi lại", ...
Đấy cũng là một khía cạnh của việc "không xây dựng được ý hiểu chung", cụ thể là không chung ngôn ngữ, do có khác biệt về văn hóa, cách làm việc, cách tư duy, ...
Để cải thiện vấn đề này, chúng ta cần tạo dựng ngôn ngữ chung cho hai bên. Điển hình là dùng các biểu đồ, hình vẽ để diễn đạt điều muốn nói.
Đối với hệ thống chúng ta dùng PFD để mô tả yêu cầu, flow nghiệp vụ. Đối với sản phẩm chúng ta dùng các biểu đồ UML, các bản mẫu mockup, prototype, ...
Cách thức nào đi chăng nữa thì việc chính vẫn là "làm cho các bên nhìn thấy được suy nghĩ, ý hiểu, ý định của nhau".
Vấn đề bây giờ là: chúng ta nên bắt đầu từ đâu để có thể xây dựng "ý hiểu chung" cho các dự án sắp tới?
Tôi sẽ bắt đầu từ đội ngũ làm việc gần với khách hàng nhất, gần với nghiệp vụ nhất. Đó chính là đội BrSE.